( ^_^ )... CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CÔNG TY TNHH 3D VIỆT NAM - LIÊN HỆ: 09836 09835 - CHÚC BẠN LUÔN VUI VẺ VÀ HẠNH PHÚC ...( ^_^ )
Đăng nhập

1- Làng ung thư ở Hà Tây?

(VietNamNet) – Sau tỉnh Phú Thọ, Quảng Nam giờ lại xuất hiện thêm Hà Tây có bệnh nhân ung thư. Người dân ở đây đang sống trong lo lắng.

 

 

Trong vòng 10 năm tại một thôn đã có 22 người ra đi vì căn bệnh ung thư quái ác. Những người này đều ở độ tuổi từ 45-55. Sự việc xảy ra tại thôn Thống Nhất, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây.

Nhiều người chết do ung thư

 Cuộc sống của người dân thôn Thống Nhất gắn liền với con sông Nhuệ. Nước từ sông lấy lên phục vụ cho tưới tiêu, sinh hoạt. Thế nhưng, nước sông đang dần bị ô nhiễm. Cá bắt đầu chết. Mùi hôi thối bốc lên từ sông bao trùm cả làng quê.

 Ông Nguyễn Ngọc Tựa, cán bộ văn phòng UBND xã Đông Lỗ cho hay: đứng cách xa con sông tới 1 km cũng có thể cảm thấy mùi ngột ngạt, khó thở. Người dân dùng nước sông có biểu hiện bị lở loét chân tay. Điều đáng nói là số người bị bệnh ngày càng tăng. Vật nuôi và cây trồng cũng bị ảnh hưởng.

 Cũng theo lời kể của ông Tựa, nhiều người dân khi ăn rau đã phải đi cấp cứu vì bị ngộ độc thức ăn. Giếng nước được khoan để sử dụng nhưng không đạt tiêu chuẩn. Nhiều người dân trong thôn đã xuất hiện người mắc bệnh ung thư và không thoát khỏi cái chết.

 Số người mắc ung thư tập trung vào một số khu vực nhất định. Như dòng họ Phạm Văn đã có 8 người chết vì ung thư với các loại khác nhau: ung thư phổi, gan, dạ dày, vòm họng…

 Theo lời kể của anh Phạm Văn Giang ở thông Thống Nhất, tháng 6/2000 mẹ anh bị đau họng, ăn vào lại nôn ra. Anh đưa mẹ lên Bệnh viện K để kiểm tra thì phát hiện bà mắc ung thư vòm họng. Sau 15 ngày về nhà, mẹ anh qua đời ở tuổi 44. 6 tháng sau, bố anh cũng qua đời do ung dạ dày.

 Chị Nguyễn Thị Hới, có anh trai chồng chết vì ung thư phổi cho hay: ‘’Cứ mỗi vụ cấy là phụ nữ, đàn ông trong làng lại mắc bệnh ngứa. Sau khi lội xuống nguồn nước tưới được bơm từ sông Nhuệ là sẽ bị ngứa hết chân tay”. Cá đánh ở sông lên nấu ngay có mùi tanh hôi khó chịu. Cả làng chẳng ai ăn rau muống sông.

 Anh Phạm Văn Nam có mẹ là bà Nguyễn Thị Phụng mất năm 1992, anh trai là Phạm Văn Hưởng mất năm 2004 cùng vì bệnh ung thư gan. Trong gia tộc họ Phạm của anh còn có anh Phạm Văn Hải và chị Nguyễn Thị Tuyết cũng đã mất vì ung thư dạ dày.

 Anh Phạm Văn Thêm - có mẹ và anh trai đã chết vài năm trước do bệnh ung thư gan múc cho chúng tôi xem ca nước lấy từ giếng khoan sâu 20m. Nước trong vắt, nhưng chỉ để chừng 10 phút sau đã chuyển sang màu trắng đục. Một lúc nữa nước chuyển sang màu vàng và có mùi tanh rất khó chịu.

 Nguồn nước sinh hoạt nhiễm thạch tín?

Theo số liệu của UBND xã Đông Lỗ, xã Đông Lỗ có 1.300 hộ dân với 5.800 nhân khẩu. Từ năm 2000 đến nay, toàn thôn Thống Nhất đã có 7 người chết do bị ung thư, chiếm 33% tổng số người chết của thôn. Trở lại từ năm 1995 đến nay,  số người chết do bị ung thư cũng là 22 người.

 Cuối năm 2005, UNICEF và Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường Hà Tây lấy mẫu xét nghiệm nguồn nước giếng khoan của hơn 100 hộ gia đình. Kết quả cho thấy, nồng độ thạch tín có trong nước sinh hoạt của hầu hết các mẫu đều vượt quá mức cho phép gấp nhiều lần (5 - 6 lần). Giếng khoan càng sâu thì độ nhiễm thạch tín càng nhiều. Nhiều cơ quan chức năng đã khuyến cáo người dân nên thay thế giếng khoan bằng nước mưa, giếng đào, hoặc xây dựng các bể lọc nước. Nhưng hầu hết các hộ dân đều không thể xây dựng các bể nước lọc theo đúng tiêu chuẩn do đời sống khó khăn.

 Trước sự việc trên, Trung tâm y tế huyện Ứng Hoà đã khuyến cáo người dân nơi đây không ăn uống bằng nước giếng khoan, nên xây bể chứa nước mưa. Thế nhưng không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện bởi mức thu nhập của họ quá thấp, khoảng hơn 2 triệu đồng/người/năm.

 Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tiến Nội, Giám đốc Trung tâm nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hà Tây cho biết: qua xét nghiệm 10.606 mẫu nước giếng khoan nhỏ tại hộ gia đình của 100 xã thuộc 7 huyện trong tỉnh Hà Tây có gần 40% số mẫu có hàm lượng thạch tín cao hơn mức cho phép. Trong 114 mẫu nước ngầm của xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Tây xét nghiệm, có gần 60% mẫu có hàm lượng vượt ngưỡng 0,05mg/l cho phép. Tỷ lệ mẫu có hàm lượng thạch tín cao hẳn lên, khoảng 0,2 – 0,3mg/l cũng chiếm gần 30%.

 Điều tra của Trung tâm nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hà Tây cho thấy hầu hết các giếng khoan ở xã Đông Lỗ nói chung và thôn Thống Nhất nói riêng đều không lọc thạch tín hiệu quả. Nguyên nhân là do giếng lọc không có giàn mưa và lớp lọc cát chỉ khoảng 30 – 40 cm, thấp hơn yêu cầu phải dày 70cm.

 Hiện Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hà Tây đã phối hợp với Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (Bộ Y tế) tổ chức xây dựng thí điểm bể lọc nước giếng khoan cho 2 xã tại huyện Thường Tín. Nếu mô hình này cho kết quả khả quan, Trung tâm sẽ nhân rộng trên toàn tỉnh Hà Tây.

 Tại thời điểm này, Trung tâm y tế huyện Ứng Hoà cũng đang triển khai khám chữa bệnh ngoài da cho người dân của 3 xã của huyện Ứng Hoà có tỷ lệ thạch tín trong nước cao.

 Theo TS. Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) (từng làm việc trong lĩnh vực y tế dự phòng), hiện tại vẫn chưa có một bản liệt kê đầy đủ nào về các loại bệnh do thạch tín (asen). Các triệu chứng sớm của nhiễm độc thạch tín cấp bao gồm đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, đau cơ, suy nhược, phù nề da.

 Các biểu hiện nhiễm độc lâm sàng thạch tín mạn tính do nước uống được các chuyên gia y tế phân thành bốn giai đoạn.

 Giai đoạn tiền lâm sàng chưa có biểu hiện tổn thương thực tế nhưng thạch tín đã có thể được phát hiện tại các mẫu nước tiểu, mẫu tóc và mẫu mô cơ thể. Giai đoạn lâm sàng là khi mà sự ảnh hưởng xuất hiện trên da hay gặp nhất là ở dạng da cơ thể có bầm tím tay chân. Trong trường hợp nặng có hiện tượng hóa sừng tại da bàn tay và lòng bàn chân. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính giai đoạn này xuất hiện sau 5 -10 năm uống nước nhiễm thạch tín. Giai đoạn biến chứng và khi triệu chứng lâm sàng càng trở  nên trầm trọng hơn. Gan, thận và lách sưng to, cơ thể có viêm giác mạc, viêm phế quản và đái đường do nhiễm độc thạch tín. Giai đoạn cuối cùng là biểu hiện ung thư. Ung thư có thể là ung thư da và các cơ quan khác. Người bệnh bị hoại tử hoặc bị ung thư phổi, bàng quang và tử vong.

 Đến nay, nguyên nhân của những ca tử vong do ung thư chưa được xác định có phải do nguồn nước ô nhiễm không. Người dân nơi đây đang chờ sự giúp đỡ của cơ quan chức năng.

  • Khánh Chi 

2- Thôn tâm thần: Làng buồn Vĩnh Chấp Đông. Ảnh: Vĩnh Yên

19:25:00 06/11/2008

 Ở thôn nghèo gánh bệnh, có người sáng ra còn cặm cụi đi làm đồng, tối về bỗng nổi cơn tam bành đập phá của cải, đánh người thân rồi xách xe máy ra đường lao như người biểu diễn xiếc môtô bay, không ai ngăn cản được. Có đứa trẻ vừa đi học mẫu giáo về tự nhiên đâm ra ú ớ, ngớ ngẩn không nhớ nổi một câu hát...

Thôn Vĩnh Chấp Đông (xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là vùng bình địa ven đồi cát. Trong kháng chiến chống giặc cứu nước, bà con ở miền đất thép này là tập thể Anh hùng.

Sau ngày hòa bình, họ cùng nhau cặm cụi làm ăn, xây dựng quê hương. Cuộc sống diễn ra bình yên như bao làng quê khác nếu không có một ngày cả làng bỗng thất thần bởi tiếng la hét, đập phá kinh hoàng vọng ra từ căn nhà của chị Nguyễn Thị Túy ở đầu thôn. Chị Túy bị bệnh "điên"!

Nỗi kinh hoàng ấy lan ra khắp đầu thôn cuối xóm bởi càng ngày xuất hiện càng nhiều người mắc bệnh tương tự. Căn bệnh không kiểm soát được hành vi, mất trí nhớ cứ lần lượt ập xuống nhiều gia đình trong cái thôn nghèo Vĩnh Chấp Đông mà không hề báo trước.

Có người sáng ra còn cặm cụi đi làm đồng, tối về bỗng nổi cơn tam bành đập phá của cải, đánh người thân rồi xách xe máy ra đường lao như người biểu diễn xiếc môtô bay, không ai ngăn cản được. Có đứa trẻ vừa đi học mẫu giáo về tự nhiên đâm ra ú ớ, ngớ ngẩn không nhớ nổi một câu hát...

Ám ảnh "làng điên"

9h sáng, thôn Vĩnh Chấp Đông chìm trong im ắng. Những chiếc cổng tre được khép cẩn thận, dưới mái hiên nhà những bà mẹ vừa làm việc vừa trông con nhỏ, thỉnh thoảng đảo mắt nhìn ra đường cái. Bỗng nghe tiếng la hét inh ỏi, họ vội vã bỏ việc bế con vào nhà. Ngóng tai về phía tiếng hét, tôi thấy một cô gái tầm ngoài 20 tuổi, tay cầm roi vụt liên tục xuống tấm lưng còng của một bà lão. Vừa chạy tránh ngọn roi, vấp ngã dúi dụi, bà vừa cố ngoảnh lại van nài con: "Con ơi, đừng làm rứa để mạ sống mà nuôi con!".

Bà tên là Trần Thị Thoại, năm nay 80 tuổi, gánh nặng áo cơm cùng tình thương con đã níu tấm lưng người mẹ ấy cong gập xuống đất, mái đầu bạc trắng. Bà ngậm ngùi kể: "Tui sinh cháu Diệp ra mạnh khỏe như ai, 10 tháng đã biết đi, một năm nó đã bi bô tập nói. Lên 3 tuổi tự nhiên nó bị sốt nặng, vợ chồng tui bán hết gia sản, vay mượn bà con đưa nó đi chạy chữa khắp nơi, nhưng càng lớn nó càng bị bệnh nặng. Nhà chỉ còn 1 sào ruộng cát trong vườn, tui vừa trông con vừa cuốc đất trồng khoai, còn ông nhà đi làm thuê làm mướn kiếm tiền nuôi con".

Bên cạnh nhà bà Thoại, ông Nguyễn Văn Chiến, 60 tuổi, cũng có 2 người con bị bệnh. Ông Chiến chỉ tay về phía cậu con trai đang nghịch cát ngoài sân, thở dài cho biết: "Cháu Thắng sinh năm 1979, học xong lớp 7 thì đổ bệnh. Tui bán ao cá trước nhà cùng đàn bò được mấy chục triệu đồng đưa con đi Huế, Đà Nẵng rồi tìm ra tận Hải Phòng, Hà Nội nhưng đến đâu bác sĩ cũng lắc đầu. Nhà chỉ có mình nó, tui bàn với vợ sinh thêm đứa nữa mai này ông bà già yếu, chúng nó có anh có em nương tựa lẫn nhau. Năm 2000, bà nó sinh cháu Sương, học xong mẫu giáo, ai ngờ Sương cũng bị bệnh giống anh".

Cách nhà ông Chiến một căn là hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Huê và bà Đỗ Thị Hiền cũng có 2 người con bị bệnh. Trước đây, kinh tế nhà ông Huê khá giả nhất nhì thôn Vĩnh Chấp Đông. Vậy mà bây giờ gia sản của ông bà chỉ còn độc một căn nhà tuềnh toàng, trống trước hở sau. Hai mái đầu bạc phơ, nỗi đau in hằn lên hai khuôn mặt già nua. 

Giọng ông Huê buồn buồn: "Vợ chồng tui sinh được 4 đứa con. Thằng Chung là thứ 2, học hết cấp 3 đi bộ đội, ra quân thì nó lập gia đình rồi có con. Vợ chồng tui chưa kịp mừng thì năm sau nó đổ bệnh, đang yên đang lành nửa đêm nó nổi điên đập phá, la hét. Vợ nó sợ quá bỏ nhà ra đi để lại cho hai vợ chồng già này đứa cháu 1 tuổi với đứa con lúc tỉnh lúc điên. Ít lâu sau, thằng út Nguyễn văn Phương đang làm ăn ở Đà Nẵng cũng bị bệnh giống anh, người ta cho xe đưa nó về quê".

Đâu là nguyên nhân?

Thôn Vĩnh Chấp Đông có 80 hộ dân với 370 nhân khẩu thì có đến 1/3 là hộ nghèo. Ông Nguyễn Văn Lành, Trưởng thôn Vĩnh Chấp Đông cho biết: "Trước đây thôn này cũng có người bị bệnh như vậy nhưng ít lắm, cả xóm chỉ có một hai người, nhưng bây giờ càng ngày nó lây lan càng nhiều làm bà con vô cùng hoang mang. Thanh niên trong thôn khỏe mạnh lần lượt bỏ làng đi, đứa đi học, đứa vào miền Nam làm ăn, không về, bây giờ làng chỉ còn ông bà già và người bệnh là nhiều thôi. Hiện tại đã có hơn 15 người bị bệnh, chưa kể 7, 8 người đã mất".

"Trong kháng chiến, Vĩnh Chấp Đông là vùng căn cứ địa cánh mạng. Ở đồi Chót Khe, giáp xã Vĩnh Tú là kho chứa đạn, kho lương thực của bộ đội. Năm 1967, 1968 giặc Mỹ phát hiện được nên cho B52 thả bom, chất độc thiêu rụi cả cánh rừng đồi Chót Khe lẫn làng Vĩnh Chấp Đông. Mấy chục năm sau, mỗi trưa hè người dân ra đồng cày vẫn bắt gặp những ngọn lửa xanh lè phụt lên mặt đất cay nồng, cây lúa vừa lên xanh đã bị cháy đen. Người dân nơi đây từ trước tới giờ vẫn dùng nguồn nước giếng đào sâu chưa đầy 1 mét. Nguồn nước này chủ yếu bắt mạch từ thượng nguồn đồi Chót Khe", ông Lành cho biết thêm.

Bác sĩ Trần Thị Khai, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Vĩnh Chấp cho hay: "Trạm Y tế xã đã phối hợp với Trung tâm Y tế tỉnh Quảng Trị về tận từng nhà bệnh nhân lập hồ sơ bệnh án. Kết quả khám bệnh ban đầu cho thấy thôn có 5 người biểu hiện triệu chứng tâm thần phân liệt, 1 người động kinh còn lại đa số là thiểu năng trí tuệ. Đa phần người bị bệnh đều có cha mẹ đi bộ đội, gia đình rất nghèo nên việc phối hợp điều trị bệnh giữa gia đình bệnh nhân với trung tâm y tế là rất khó khăn. Điều cần nhất hiện nay là làm thế nào giúp bà con nâng cao đời sống vật chất nhằm giảm bớt một phần gánh nặng cho họ"

Các bài liên quan:

Hà Nội đang dùng nước sinh hoạt nhiễm độc

Hà Nội: Đình chỉ 9 cơ sở sản xuất nước uống tinh khiết

Nước máy trắng xoá cặn, nhà SX nói đạt tiêu chuẩn

Gần 130 cơ sở nước uống đóng bình tại TP HCM mắc lỗi

Nước khoáng, không phải ai cũng nên uống

Váng nhầy trong bình nước khoáng Vital

Hà Nội: 7 triệu người phải dùng nước ô nhiễm

Thực trạng nguồn nước bị nhiễm Asen

Bùng phát … “làng ung thư” ở xứ Nghệ

Sau Làng ung thư Phố cũng ung thư

Hướng dẫn sử dụng máy lọc nước RO

Máy lọc nước tinh khiết RO-USA


 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Câu hỏi 1
Phương án 1
Phương án 2
Phương án 3

Công ty TNHH 3D Việt Nam -  8/107 phố Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

ĐT: 09836 09835 - Fax: 04. 3625 0064.

Email: vinaco3d@gmail.com - Website: nhanhe.mov.vn

Tự tạo website với Webmienphi.vn